Bài văn khấn lễ tế Thành Phần, lễ Phản Khốc, lễ Ngu, lễ 49 ngày (100 ngày), lễ Cải táng là những bài văn khấn quen thuộc ở nước ta.
Tùy thuộc vào từng công việc mà gia chủ chọn bài văn khấn cho phù hợp.
BÀI KHẤN LỄ TẾ THÀNH PHẦN
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hôm nay là ngày……. tháng…… nằm…… (âm lịch)
Nhân ngày lễ thành phần, theo nghi lễ cổ truyền, Kính dâng lễ mọn, biểu lộ lòng thành.
Chúng con trước mộ mà than rằng:
Xót xa thay con tạo đa đoan
Bể thẳm thành cồn, ngao ngán nhẽ hóa cơ thay đổi.
Than ôi!
Kém một ngày không đi, muộn năm giấc mộng,
Để âm dương chia rẽ đôi đường.
Thêm một ngày không ở, ba thước đào sâu,
Biết bao giờ con lại gặp cha (hay mẹ).
Người thế ấy, mà sao phận thế ấy,
Bỗng đâu, số trời xui khiến Cõi âm dương đôi ngả xa vời.
Mắt trông thấy đào sâu lấp kín,
Tủi nỗi lòng chín khúc ngổn ngang.
Nhưng cũng: mừng thay sống trọn, thác toàn
Nay đã mồ yên mả đẹp
Tuy còn chôn đất đỏ, cỏ vàng
Cũng bởi trời cho trọn hiếu,
Gọi là nén hương, đài rượu
Trước mồ xin hãy thấu tình.
Kính trần bái tạ.
Hỡi ơi! Xin hưởng!
BÀI KHẤN LỄ PHẢN KHỐC
Than ôi!
Thân phụ (hay mẫu) đi đâu, bỏ nơi trần thế
Mồ yên mả đẹp, di hài đã tìm được chôn đất lành.
Sống khôn, chết thiêng
Bài vi xin rước về nơi linh toạ.
Hôm mai thăm viếng, chốn từ đường đầu dám trễ lòng
Công đức cao dày; trên linh toạ chứng cho lễ bạc.
BÀI KHẤN LỄ TẾ NGU
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
Đức Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Đức Gia tiên và các hương linh nội, ngoại
Hôm nay ngày……. tháng……. năm…….. (âm lịch)
Con trai trưởng là:……………. cùng toàn gia quyến.
Nhân ngày Tế ngu (cúng 3 ngày) theo nghi lễ cổ truyền. Chúng con kính sửa trầu rượu, cụ soạn, dâng lên trước linh toạ khóc mà than rằng:
Than ôi!
Vật đổi sao dời, mây bay, trăng khuyết
Khá trách thay tạo hoá đa đoan.
Chi đến nỗi đàn con đau đớn.
Nhớ cha (hay mẹ) xưa tính nết thảo hiền, dưới nhường trên kính,
Ngoài làng trong họ, kẻ mến người yêu
Tưởng cảnh, đoàn viên
Trời cho sống tròn tám chín mười mươi tuổi;
Để đền công ơn ba năm bú mớm,
Sẻ ngọt chia bùi một nhà sum họp
Trời cho sống đủ ba vạn sáu ngàn ngày
Để đền ơn chín tháng cưu mang, đẻ đau mang nặng.
Thương ơi!
Tóc tơ chưa báo, công đức chưa đền.
Bỗng đâu một phút hơi tàn,
Âm cung hạ cánh muôn năm giấc mộng, chia rẽ Bắc Nam
Đành rằng phách lạc bơ vơ, tàng hiểm đã yên một giấc
Hồn bay phảng phất, biết đâu định sở mà về.
Dẫu khóc vắn than dài, tìm đâu cho thấy;
Dẫu tối kêu sớm gọi, khôn nỗi dò la.
Thôi thi thôi!
Hơn một ngày không ở, kém một ngày không đi;
Không còn sớm tối trông nom, khuyên răn con cháu.
Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một chứng;
Không còn người ngày đêm dạy bảo, săn sóc đàn con.
Nay Sơ Ngu tế (Tam Ngu tế) dâng chút lòng thành
Đĩa muối, lưng cơm, chén canh, đài rượu.
Công đức cao dày, trên linh toạ chứng tình chay nhạt;
Khóc than kể lể, hoạ may chín suối anh linh, được về
Ôi! Thương ôi! Thượng hưởng!
BÀI KHẤN 49 NGÀY (100 NGÀY)
Hôm nay là ngày….tháng….năm…. (âm lịch)
Nhân tuần chung thất (hoặc bách nhật)
Chúng con cũng toàn gia quyến kính sửa: trầu rượu, cỗ bàn dâng lên cha (mẹ), chứng giám cho lòng thành.
Than ôi!
Thân phụ (mẫu) đi đâu, vội vàng chi mấy;
Trời cao có thấu, thảm thiết muôn phần thương thay!
Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân;
Ngày tựa chim bay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày);
Thoi đưa thấm thoắt nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).
Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;
Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.
Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.
Cẩn cáo!
* Trường hợp cháu đích tôn cúng ông, bà thì có thể dùng bài sau:
Than ôi!
Mây bạc xa ngăn cuộc thế, não nùng thảm cảnh, một niềm lo;
Trời xanh nỡ để mối sầu, ngơ ngẩn buồn tình, trăm việc rối.
Ngậm ngùi trong dạ, luống băn khoăn;
Sụt sùi bên lòng, thêm nhức nhối.
Tưởng thừa hoan, cảnh muốn còn lâu
Song trần mộng, người đà lánh khỏi
Than ôi! Âm dương cách biệt, sống gửi thác về;
Mưa gió thảm sầu, sao dời vật đổi.
Ngày qua tháng lại, năm tuần (hoặc 100 ngày) đọc văn tế tư thân;
Thỏ lặn ác tà, chung thất (hoặc tốt khóc), bày lễ nghi theo thói.
Thảm thiết nhẽ! Đi thương về nhớ, bóng tiên linh, đoái thấy những mơ màng;
Đau đớn thay ! Than vắn thở dài, lòng hậu tự, biết bao chừng cảm đội.
Ngán thay! Cây muốn lặng, gió chẳng đừng,
Nén nồi! Ngày thêm buồn, đêm lại tủi.
Thôi! Thời thôi Ị
Người về quê tổ, biết lấy chi báo đức, đền ơn,
Con (cháu) ở cõi trần, nguyện cầu được lượng tình, xá tội.
Biết tìm đâu, gót tiêu dao hạc nội mây ngàn;
Xin thấu rõ, cảnh bần bạc, lưng cơm đĩa muối.
Hỡi ơi! Xin hường!
VĂN KHẤN LỄ ĐÀM TẾ
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
– Con kính lạy chư gia tiên Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tô tỷ
Hôm nay là ngày…. tháng………… năm………….. (âm lịch)
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là…………………………………………………………………………… vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vi của: Hiển………………………….. chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân);
Cách miền trần thế
Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha, hoặc nhà Huyên nếu là mẹ) mây khóc, thăm thẳm sầu phiền.
Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ) sao mờ, đầm đìa ai lệ
Kể năm đã quá Đại Tường;
Tính tháng nay làm Đàm Tế.
Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;
Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.
Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,
Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ, trời kinh đất nghĩa.
Xin kính mời: Hiển………………..
Hiển……………………………………
Hiền……………………………………
Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.
Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.
VĂN KHẤN LỄ CẢI TÁNG
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy chư gia tiên Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ
Hôm nay là ngày…. tháng…………………….. năm…………………….. tại
tỉnh………. huyện………… xã……….. thôn………………………………
Hiển khảo (hoặc hiển tỷ)………………………………….. mộ tiền
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sông gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hỉnh trăm năm khó gìn giữ;
Lúc trước việc nhà bối rốì, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Ghi chú: Lễ cải táng là lễ sang mộ, dời mộ.
Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.