Những mẫu khám thờ gia tiên đẹp thờ cúng thánh thần, tổ tiên, ông bà. Khám thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ được làm bằng gỗ mít, gỗ dổi.
Là vật thường thấy trong các ban thờ cúng, khám thờ như làm tăng thêm ý nghĩa tôn nghiêm cho bàn thờ. Vậy khám thờ có từ khi nào, cấu tạo ra sao?
Khám thờ là gì? Có từ khi nào?
Khám thờ là đồ thờ dùng để thờ cúng, là nơi tọa của các vị thánh thần, Phật và các vị gia tiên.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khám thờ bắt nguồn từ Trung Quốc, khám thờ xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ XVI trong các ngôi chùa cổ như chùa Thầy, Văn Miếu Quốc Tử Giám… Khám thờ cũng có ở các điện thờ Mẫu, điện thờ Thánh…
Cấu tạo của khám thờ
Nhìn từ trên xuống của khám thờ, ở mặt trước trên cùng là mái được chạm hình hoa lá, rồng chầu nguyệt. Xuống dưới là hình cuốn thư nối liền với cửa võng. Kế tiếp là cánh cửa (một, hai hoặc ba cánh cửa tùy kích thước khám thờ rộng hay hẹp) có thể đóng mở, được chạm khắc hình rồng, lá hoa. Dưới cùng là chân khám đầu hổ phù.
Khám thờ được chạm trổ sau đó được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc hoặc sơn PU và kín ba mặt (trái, phải, sau).
Khám thờ được làm chủ yếu bằng gỗ mít, gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gỗ hương…
Tùy vào mục đích thờ cúng mà người ta thiết kế cấu tạo và kích thước khám thờ cho phù hợp.
Phân loại khám thờ theo kích thước bề ngang thông thường: 60, 70, 90, 120, 150…
Tham khảo một số mẫu khám thờ đẹp dưới đây:
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ
Bàn thờ