Nguồn gốc, bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng có từ ngàn đời. Nó là một nét đẹp văn hóa đặc trưng cho dân tộc. Vậy nguồn gốc của tín ngưỡng này từ đâu?

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng ông bà tổ tiên

Sự ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta được lý giải theo ba nguồn gốc sau.

Tiếp nối tín ngưỡng tô tem giáo

Một số nhà khoa học cho rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nói riêng và ở các nước châu á nói chung là tiếp nối tín ngưỡng tô tem giáo. Tô tem giáo gắn liền với tổ chức thị tộc. “Mỗi tổ chức thì tộc có những hình thức thờ cúng riêng trong khuôn khổ các tập tục thờ cúng vật thiêng tổ tiên”. Họ cho rằng người chết chỉ là chết ở trần thế còn linh hồn vẫn tiếp tục “sống” ở nơi chín suối ở thế giới bên kia linh hồn người chết vẫn có “nhu cầu sinh hoạt” như người sống. Vì thế người ta chôn theo người chết những đồ tùy táng, người ta phân chia các đồ dùng sinh hoạt cá nhân cho người chết (hiện nay có thể tìm thấy các đồ này ở các dân tộc Tây Nguyên và dân tộc H’Mông), về sau người ta đốt đồ vàng mã cho người chết mỗi khi cúng lễ cầu khấn người chết (ngày nay đốt tiền âm phủ các đồ bằng giấy đắt tiền như ti vi ô tô xe máy…)

Từ ý liệu trên đây, mối liên hệ giữa người sống và người chết được tiếp tục duy trì nên là đối với ông bà cha mẹ qua đời, thì việc thờ cúng dần trở thành một tín ngưỡng – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Từ nền kinh tế nông nghiệp gia đình phụ quyền

Từ khi xã hội Việt Nam chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ vai trò người đàn ông trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế và trong mọi sinh hoạt gia đình. Vợ và các con họ phải tuyệt đối phục tùng tôn trọng cái quyền được khắc là mấy. Nhà tôn giáo học nổi tiếng Tôkarep, đã cho đó là hình thức phản ánh tất nhiên quyền hành gia trưởng trong mỗi gia đình phụ quyền.  những đứa con trai mang dòng họ cha, kế tiếp ý thức về uy quyền trong mỗi gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được xác lập theo dòng họ cha bắt đầu từ đấy.

Khi bước vào chế độ phong kiến, vai trò người đàn ông vẫn là chủ đạo cộng thêm việc phu phen, tạp dịch, lính tráng, người đàn ông, người cha vẫn giữ chủ đạo, vì thế quyền gia trưởng vẫn thuộc về người đàn ông. Việc nuôi nấng chăm sóc con cái rất vất vả,  Dân gian ta có câu “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển”, đó không chỉ ở ý nghĩa thiêng liêng cha mẹ sinh thành mà còn nói đến công dưỡng dục. Khi con trai trong nhà trưởng thành, cha mẹ phải lo đủ ba việc lớn là: tậu trâu, làm nhà, cưới vợ để chúng tự lập sinh sống tiếp nối hình thức gia đình phụ quyền tiếp theo, Nếu chưa làm được thì cha mẹ nhắm mắt chưa yên. Chính vì những lý do nói trên mà người Việt đối với cha mẹ một lòng tôn kính khi sống, thờ cúng, tưởng nhớ khi chết. Và cứ như thế, đời này qua đời khác, cha mẹ đối với ông bà, con đối với cha mẹ, kế tiếp nhau thành tín ngưỡng thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Tiếp thu Nho giáo trong việc đề cao chữ hiếu nghĩa

Nho giáo du nhập vào nước ta thông qua con đường xâm lược của đế quốc phương Bắc. Phải mất khá lâu, Nho giáo mới có chỗ đứng trong văn hoá Việt Nam. Tư tưởng cơ bản của Nho giáo là rất mực tôn quân, đề cao chế độ phong kiến quan liêu tập quyền. Để bảo đảm cho chế độ truyền tử, ngôi vua chỉ truyền cho con trai trưởng, nhằm tránh hậu họa, các con thứ tranh giành ngôi vua sinh ra loạn lạc. Nho giáo để cao gia đình “quyền huynh thế phụ”, người con trai cả kế nghiệp vua, thừa kế tài sản, thờ cúng tổ tiên. Nho giáo đề cao chữ hiếu nghĩa “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản” (kinh Lễ) (Trung với vua, hiếu với cha mẹ là cùng một gốc vậy). Và “Hiếu giả sở sơ dĩ sự quân dã, để giả sở dĩ sự trưởng dã, từ giả sở dĩ sự chúng dã” (Hiếu là để phụng sự nhà vua đấy, là để phụng sự bề trên đấy, là để sai khiến dân chúng đấy).

Người Việt tiếp thu tư tưởng Nho giáo chủ yếu để xây dựng chế độ phong kiến, vào giai đoạn hưng thịnh, tư tưởng Nho giáo đã có nhiều đóng góp tích cực. Các nhà nước phong kiến đã đưa ra các quy định để thể chế hoả tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thời Lê việc thờ cúng tổ tiên được pháp luật bảo vệ. Điều 339 và 400 trong Lê triều hình luật qui định: Ruộng hương hoả, cơ sở kinh tế thờ cúng tổ tiên, dù con cháu nghèo khó cũng không được đem bán, nếu bán ghép vào tội bất hiếu. Nếu người trong họ mua ruộng đất ấy, thì mất số tiền mua, người ngoài mà mua thì phải cho chuộc, người mua không được cố giữ. Ớ điều 400 còn qui định, nếu không có con trai, thì con gái có quyền thờ cúng tổ tiên.

Ở trong dân gian cũng chấp nhận con rể thờ cúng tổ tiên nhà vợ, ca dao có câu:

Phụ mẫu em cũng như phụ mẫu chàng,

Hai bên phụ mẫu tạc bốn chữ vàng thờ chung.

và:

Phụ mẫu em không có con trai,

Kiếm nơi rể thảo một mai phụng thờ.

Suốt thời Lê cho đến thời Nguyễn,  đều có lệ khen thưởng những người con hiếu nghĩa “cha mẹ sống lấy lễ mà thờ, cha mẹ chết lấy lễ mà táng”. Ở thời Nguyễn việc tang lễ và thờ cúng tổ tiên qui định như là một luật tục khá chi tiết đầy đủ, được tác giả Hồ Sĩ Tân chép thành sách “Thọ mai gia lễ” lưu truyền đến ngày nay.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam dường như đã trở thành tôn giáo. Nó đã tồn tại từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống của mỗi con người Việt Nam. Nó song hành và bồi đắp thêm ý chí kiên cường cho lớp lớp thế hệ người Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã tồn tại từ ngàn đời xưa và vẫn được duy trì cho tới ngày nay.

Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở thành một tôn giáo gọi là Đạo Ông Bà. Xoay quanh vấn đề nói trên còn rất nhiều tranh cãi, trong phạm vi của cuốn sách này, chúng tôi xin trình bày một cách đơn giản dễ hiểu nhất về bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt như sau: Đây là một loại niềm tin. Người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng tin rằng người chết không mất đi vĩnh viễn mà chỉ là đi sang một thế giói khác và vẫn thường xuyên qua lại trần gian thăm hỏi phù hộ cho con cháu. Do đó, nhiều người coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, đón nhận nó như một quy luật tất yêu của nhân gian, chết như thể là trở về cội nguồn, trở về vói bàn tay bao bọc che trở của ông bà, cha mẹ…

Nói rộng hơn, tổ tiên của người Việt còn bao gồm cả những người có công với cộng đồng làng xã, quê hương đất nước như vua Hùng, mẹ Âu Cơ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Qua đây còn thể hiện một đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tốt đẹp của người Việt. Từ xưa cho đến nay đạo hiếu, lòng biết ơn người đi trước luôn là chuẩn mực của làm người đươc coi trọng hàng đầu của dân tộc ta. Tinh thần này đã bồi đắp nên ý chí kiên cường cho lớp lớp thế hệ người Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Còn nhớ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:

“Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ”.

Câu nói của ông đă khích lệ nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, tuy thất bại nhưng vẫn còn đó một huyền thoại bất khuất về các nghĩa sỹ Cần Giuộc. Bởi vậy khi nói đến khí chất và tính cách con người Việt Nam, chúng ta không thể nào không nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ hàng ngàn đời nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button