Cách bài trí bàn thờ giá tiên đúng chuẩn tâm linh Việt

Bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng với văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay là điều không phải ai cũng biết.

Dưới đây là những điều mà các bạn cần phải đọc để biết được cần làm những gì, không được làm gì, kiêng gì khi bố trí sắp xếp ban thờ gia tiên và khi mới lập bàn thờ.

Nên cắt một miếng kính màu nâu dày 5mm, để trên mặt bàn thờ. Làm như  thế hương có rơi xuống không cháy gỗ, nước có đổ ra cũng không ngấm vào gỗ. Khi lau chùi được sạch sẽ và dễ dàng. Không  được đặt kính trắng vì bị phản quang, không thích hợp trong việc cúng lễ.

Cách bài trí bàn thờ

Trên bàn thờ bố trí thành ba lớp:

Sát tường là lớp thứ nhất: Từ trái sang phải bày 1 đĩa có 5 chén nhỏ đề rót rượu, 1 chai rượu trắng Lúa Mới. 1 bình nhỏ cắm thẻ hương, 1 bình nhỏ cắm 5 đôi đũa (đầu nhỏ xuống dưới), 1 chồng 5 bát ăn cơm, đậy 1 đĩa nhỏ lên trên cho khỏi bụi.

Cách bài trí bàn thờ giá tiên đúng chuẩn tâm linh Việt
Lớp thứ nhất Sát tường: 5

Ở giữa là lớp thứ hai: Từ trái sang phải bày 1 đèn dầu hỏa, 1 bát hương to đường kính 20cm hoặc 25cm bằng gốm đặt trên đế gỗ tiện màu nâu sẫm. Bát hương ở giữa có hình tròn âm dương hai bên có hai con rồng chầu, mỗi bên bát hương bày 1 cây cắm nến, kế đến là 1 lọ căm hoa.

Cách bài trí bàn thờ giá tiên đúng chuẩn tâm linh Việt-1
Lớp thứ nhì ở giữa: 5

Bát hương trên bàn thờ

Biểu tượng Tâm linh trên bàn thờ, là bát hương. Vậy bát hương phải “Bốc” ở Chùa mới Tổ hợp được năng lượng này, để chỉ đường cho ta đi không mắc phải Tham- Sân-Si. Là nguyên nhân gây ra vô vàn đau khổ phiền não và túng thiếu, mà đi đến Hạnh phúc cho hiện tại. Đồng thời thoát khỏi địa ngục, khi về thế giới mới ở kiếp vị lai.

Bát hương mà có hàng chữ Hán ở giữa, là vô Âm Dương. Tức là không có Trời đất, nên bát hương này không dùng để thờ. Thường những chữ đó chỉ là một lời cầu mong hạn hẹp, không Tổ hợp.

Bát hương phải đặt ở tâm điểm của bàn thờ, ở giữa bát hương cắm một cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng.

Hình tròn Âm Dương của bát hương, bao giờ cũng phải để đối diện với phương chính Nam. Hoặc đối diện với hướng Đông Nam hay Tây Nam, trong trường hợp không được chính Nam. Không được để lệch sang các phương khác, dù chi là 5°- 7°.

Nếu không làm đúng, thì quy luật Thủy Hỏa sẽ không phát huy được lác dụng, là duy trì và tạo ra sự sống được nữa.

Bát hương mua về rửa sạch, tráng bằng nước thơm hay rượu trắng để khô. Sau đó đổ tro đốt bằng rơm lúa nếp vào, vừa đồ vừa vỗ nhẹ cho gần đầy.

Đáy bát hương, tuyệt đối không được cho bất cứ thứ gì vào, để được thanh khiết. Vì bát hương là biểu tượng năng lượng, sức mạnh của Vũ trụ Trời đất, cùa Phật, của Thánh Thần, của Tổ tiên…

Nếu cho một thứ gì đó vào đáy bát hương, tức là tà (lợi ích nhỏ) phá chân (lợi ích Tồ hợp), vi mô phá bỏ vĩ mô. Khiến cho mục đích và tác dụng, cùa việc thờ cúng bị phá vỡ không thực hiện được.

Sau đó, bát hương mang lên Chùa, để Chùa làm lễ Phật. Tính ngày giờ tốt mang về thắp hương để thờ cúng, thì mới giao hòa năng lượng cùng Đất Trời.

Trường hợp thay bát hương. Bát hương mới mua về, phải làm đầy đủ y như đã nói ở trên. Chọn ngày giờ tốt, mang về nhà làm lễ. Sau đó, phải thắp hương tiếp tục 6 ngày nữa là đủ 7 ngày, thì việc thay bát hương mới hoàn thành.

Phải thắp hương đủ 7 ngày, vì đó là năng lượng của Phật tổ khởi đầu.

Vừa ra khỏi lòng Mẹ, Ngài (Phật tổ) đứng dậy và bước đi bốn hướng. Mỗi hướng 7 bước, có 7 bông sen đỡ chân Ngài. Rồi Ngài ngẩng lên nhìn Trời và cúi xuống nhìn Đất.

Nếu bát hương mới thắp quá số 7, ví như 49 hav 100 ngày thì đó là thắp hương cho chúng sinh chuyển kiếp, không thể là năng lượng Phật tổ.

Bát hương, Chùa làm lễ là để thờ Tổ hợp: Thờ Trời đất, thờ Phật, thờ Thánh Thần, thờ Tồ Tiên tụ lại làm một. Nên bát hương, không được dán giấy quy định như vẫn thường làm.

Việc dán giấy quy định vào bát hương, bát này thờ Thần, bát kia thờ Tồ tiên…, thực sự là một sai lầm rất nghiêm trọng. Vì ai làm việc đó thì có nghĩa là người này phải là bề trên, lớn hơn, phải quyền lực hơn cả Thần cả Thánh thì mới quy định được Thần, được Thánh ở bát này hay ở bát kia. Phải hết sức thận trọng, trong việc làm nàv. Nếu không tai họa và nghiệp chướng, sẽ đến vô cùng là trầm trọng cho cuộc sống hiện tại và các kiếp tiếp theo, bởi việc làm trịch thượng của mình.

Tổ hợp, là kết hợp với nhau thành một, theo những quy tắc nhất định.

Ví như, mồng một Tết ta cung thỉnh: Trời đất, Phật, Thần Thánh, Tồ tiên…về gia đình thượng hưởng, đó là một hỷ sự của việc đoàn tụ.

Cuộc đại đoàn tụ này, thực sự là vô cùng hữu ái và hữu ý. Cơ hội để có dịp tu học lẫn nhau: Tồ tiên tu học Thánh Thần. Thánh Thần tu học Phật. Phật tu học Trời đất để hòa đồng cùng Vũ trụ.

Thế giới bên kia là thế giới “Tâm Đức”, nên Vong linh tu học rất quyết liệt để đạt được tiêu chuẩn cùa cuộc sống mới, mà Vong linh muốn vươn tới. Ví như muốn lên cõi Trời: “Khéo tu thập thiện – Tạo phước cúng dường – sắc, vô sắc thiền – Là cõi Chư Thiên”. Cụ thể muốn vào cõi Hóa Lạc Thiên: lấy 800 năm ở nhân gian làm một ngày đêm, thì thọ 8000 tuổi chẳng hạn.

Từ bao lâu nay, ta tách biệt: Tổ tiên riêng, Thánh Thần riêng, Phật riêng…Vì thế trên bàn thờ có tới 3,4 bát hương. Tạo ra sự tán phát, rời rạc không Tổ hợp được năng lượng sức mạnh Tâm linh trong việc thờ cúng.

Thờ cúng thực chất, là để trở về Nguồn. Nguồn là “Tất cả”, như đã trình bày cặn kẽ ở phần mục đích. Tất cả lại là “Một”. Nên trên bàn thờ chỉ đặt có một bát hương lớn duy nhất, thì mới Tổ hợp năng lượng sức mạnh, cảm ứng và độ trì chúng ta được hiệu quả hoàn hảo viên mãn. Bát hương đường kính là 20cm hoặc 25cm, để trên một cái đế tiện bằng gỗ màu nâu sẫm là phù hợp.

Ngoài cùng là lớp thứ ba: Từ trái sang phải bày 1 đĩa to 25cm để hoa quả, 1 bát bằng bát ăn cơm để trên 1 cái đĩa rót nước thanh thủy và đặt đối diện chính giữa bát hương, tiếp đến là 1 đĩa con để 1 lá trầu và 1 quả cau, lá trầu cỏ quệt một ít vôi tôi.

Cách bài trí bàn thờ giá tiên đúng chuẩn tâm linh Việt-2
Lớp thứ 3 ngoài cùng: 3

Tính Ngũ hành trong bài trí ban thờ gia tiên

Tất cả những đồ thờ này phải do trong nước sản xuất, tốt nhất là đồ của Bát Tràng màu xanh lam đậm. Không được dùng bất kỳ đồ gì thuộc hàng ngoại, sẽ trái với Đạo của Tổ tiên để thờ.

Lớp thứ nhất và lớp thứ hai, mỗi lớp đều có 5 thứ đồ. Số 5 là do số 3 và số 2 họp lại. Số 3 là Trời, số 2 là Đất (Tham thiên, Lưỡng địa). Lớp thứ ba có 3 thứ đồ; Đó là tam thế: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai; Là Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng ; Là Tam tài: Thiên, Địa, Nhân. Ba lớp thành số 13. Số 13 gồm: ba số 3 và hai số 2. Đó là Trời Đất Tổ hợp. Nếu thiếu đi 1 tức là số 12, hay thừa ra 1 tức là số 14. Thì Tổ hợp số 13 lập trình này sẽ bị phá vỡ, không thề thực hiện được chức năng Tâm linh.

Tính chất Tổ hợp năng lượng, sức mạnh trên bàn thờ vĩ đại là như thế. Cho nên, nếu ta sơ suất bày thiếu đi, hoặc thừa ra một thứ đồ nào đó trên bàn thờ, thì việc thờ cúng không còn hiệu lực như mong muốn nữa.

Ví như chiếc đồng hồ. Có mười bánh xe to nhỏ, ta phải lắp làm sao cho hết vào trong vỏ, bánh xe nọ khít vào bánh xe kia, thì đồng hồ mới hoạt động được. Nếu lắp thừa hoặc thiếu bánh xe và không ăn khớp, thì trở thành vô dụng tức thì.

Tính Ngũ hành, phải được thề hiện đầy đủ và luôn luôn quân bình giữa các hành: Mộc là bàn thờ, Hỏa là cây đèn dầu tây, Thổ là bát hương, Kim là cây chữ Thọ bằng đồng tháp hương vòng, Thủy là bát nước thanh thủy.

Trên bàn thờ nếu thiếu một trong các hành trên, thì cũng giống như xây một ngôi nhà, nguyên vật liệu có đầy đủ cả song không cỏ nước, nên việc xây dựng không thể thực hiện được.

Hoặc một hành nào đó, trong Ngũ hành quá nhiều. Chẳng hạn trên bàn thờ có đỉnh đồng, hai cây nến đồng, các lọ bằng đồng. Như thế hành kim quá mạnh, làm suy yếu các hành khác. Tựa như đang xây một bức tường, thì gặp mưa rào xối xả, kéo dài làm đổ bức tường.

Tóm lại, thiết lập và bố trí trên bàn thờ, không khác nào ta lắp đặt một cỗ máy tinh vi. Phải chuẩn xác như thiết kế, phải dúng như tiêu chuẩn kỹ thuật, không được thiếu, không được thừa và nhất là không được tùy tiện, thì việc cúng lễ mới đạt được mục đích, cỗ máy này, là Bộ máy số 13 vậy.

Ngược lại thì chỉ là hình thức, làm cho có làm mà thôi. Không mang lại một tác dụng hữu ích nào trong thực tiễn. Thậm chí có khi lại còn có hại, bởi sự vô minh về mặt Tâm linh.

Bàn thờ là Thất bảo. Bàn thờ là thanh khiết nghĩa là trong sạch, thuần khiết như ngọc lưu ly. Nên không bao giờ được đề bụi bẩn, hoặc mạng nhện giăng.

Hàng ngày phải lau chùi. Khi lau chùi riêng bát hương để cố định, không được xê dịch. Xê dịch thì giống như cây trồng bị nhổ rễ cây sẽ chết, càng cố định rễ càng sâu cây càng vững. Rễ đây là sự tiếp xúc giữa hai năng lượng Âm và Dương, rất quan trọng trong việc thờ cúng. Trên bàn thờ, bát nhang giữ một vai trò chủ chốt.

Còn các thứ khác, có thể xê dịch di chuyển để lau rửa, mà không bị ảnh hưởng.

Thờ Đức Phật, nếu lập bàn thờ riêng thì bàn thờ phải cao hơn bàn thờ Tổ hợp. Đồ thờ chỉ an vị 10 thứ là đủ:

An vị lớp sát tường: 1 bình cắm thẻ hương, 1 bình cắm 5 đôi đũa ( đầu nhỏ xuống dưới ), 1 chồng 5 cái bát ăn cơm nhỏ có 1 đĩa đậy ở trên cho khỏi bụi. Lớp ở giữa: 1 đèn dầu hòa, 1 bát hương đường kính 25cm có âm dương ở giữa và 2 con rồng chầu 2 bên để trên một cái đế gỗ màu gụ, mỗi bên bát hương bày 1 cây cắm nến; 1 lọ cắm hoa. Lớp ngoài cùng: 1 đĩa to để hoa quả, 1 bát như bát ăn cơm để trên cái đĩa nhỏ rót nước thanh thủy khi cúng. Tất cả đồ thờ đều là sản phẩm của trong nước sản xuất.

Bát hương thờ Phật, phải bằng đồng. Bát hương gốm, chỉ sử dụng đề thờ Thánh Thần, Bồ tát, Tồ tiên và Vong mà thôi.

Mời các bạn xem những mẫu bàn thờ Sơn Đồng dưới đây của chúng tôi.

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button