Hệ tượng pháp trong Phật giáo

Hệ thống tượng pháp trong Phật giáo có những vị nào? Không nhiều người biết được quy cách thờ các vị Phật trong chùa ra sao.

Đế biểu thị đức độ cao siêu, hy sinh bản thân vì việc cứu giúp nhân loại, người ta đã tạo hệ tượng pháp để người đời soi rọi mà tu thân.

Tượng Tam thế

Thường đặt ở vị trí cao nhất. Ba pho này kích cỡ như nhau, đều ngồi tĩnh tọa trên tòa sen, là những biểu tượng cao đẹp của ba thời kỳ tu hành: Quá khứ, hiện tại, vị lai mà thời quá khứ là Đức A Di Đà hiện tại là Đức Thế Tôn mâu ni (Phật Thích ca), kiếp tương lai là đức Di Lặc. Và phần lớn các chùa đều có bộ tượng này.

Tượng Tam Thế còn được gọi là Tam Thân, nghĩa là ba đời, hay ba kiếp Phật để cứu vớt, tế độ cho chúng sinh.

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn

Thường đặt hàng thứ hai của Phật điện. Chính giữa là tượng A Di đà, đức Phật thời quá khứ với truyền thuyết là thời kỳ cực lạc, chúng sinh toại nguyện, cầu được ước thấy. Hai bên thường là tượng Quan Thế Âm (nhìn thấu khắp dương gian cũng như cỡi âm) và tượng Đại Thế Chí là vị Bồ Tát có sức mạnh vô biên để cửu độ chúng sinh.

Bộ tượng Thích Ca Tam tôn. Đặt hàng thứ ba. Chính giữa là tượng đức Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen, theo thế tĩnh tọa như Phật A di đà, hoặc tay cầm cành hoa sen, hay bắt ấn (Thích Ca niêm hoa, Thích Ca chuyển pháp). Hai bên thường có tượng Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi thanh sư và bạch tượng. Nghĩa là một người cưỡi sư tử xanh, một người cưỡi voi trắng. Đây là hai vị trợ lý giúp đức Phật hoàng pháp, giáo hóa chúng sinh.

Tượng Di Lặc

Được đặt dưới bộ tương Thích Ca Tam tôn: Phật Di Lặc biểu tượng ở giai đoạn tương lai, con người hết lo âu, sầu não nên được toại nguyện. Người đẫy đà, béo tốt đến nỗi bụng to không cài được cúc áo. Dân gian thường gọi vị này là nhịn mặc mà ăn. Nhưng vì là vị Phật tương lai nên chưa hình thành bộ ba (Tam tôn) như các bộ tượng trên.

Do vậy, tùy theo số lượng tượng pháp mà bày hai bên. Một số chùa hay bày “Quan âm tọa sơn” “Quan âm tống tử” ở hai bên tả, hữu đức Di lặc.

Tượng Phật Niết bàn

Pho tượng này có nơi đặt dưới bệ tượng Di Lặc, có nơi đặt vào cung sau, hoặc đặt trên tượng Di Lặc. Tượng Phật trên cõi Niết bàn tức là hình tượng Thích Ca mâu ni xa lánh cõi đời. Tượng tạo theo thế nằm nghiêng, một tay chống đầu, một tay để đầu gối và chân co, chân duỗi rất thoải mái, như tâm tư của ngài thoải mái lúc ra đi vậy!

Bộ tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu

Phía dưới tượng Phật nhập Niết bàn là tượng Ngọc Hoàng đầu đội mũ bình thiên, hai tay nâng hốt oai vệ. Hai bên có tượng Nam Tào tinh quân và Bắc Đẩu tinh quân, tay cầm sổ ghi chép việc sinh, tử cho nhân gian.

Tòa Cửu long

Phía dưới Ngọc Hoàng là tòa Cửu long. Tòa này gồm 9 con rồng uốn lượn tạo nên vòm trời và giữa là hình tượng đức Phật lúc sơ sinh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất “Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn”.

Tòa Cửu long được tạc theo nhiều kiểu. Có nơi hệ thống 9 con rồng như đang phun nước rất sinh động. Có nơi còn gắn theo nhiều bộ tượng nhỏ như Tam Thế, Di Đà tam tôn, tứ vị Bồ tát, bát vị Kim cương… Có nơi gắn với các bộ tượng đang đánh đàn, thổi sáo như cảnh tượng thần tiên… Hai bên tòa Cửu Long còn có tượng Thổ địa râu tóc bạc phơ, Thánh tăng đội mủ tỳ lư – là người phụng đạo bên cạnh Phật. Và có cả Kìm đồng hay Ngọc nữ đứng hầu hai bên.

Tòa bên ngoài Phật diện (tam bảo)

Là bái đường thường to hơn và nằm ngang, tạo lối giao mái bắt vần. Gian giữa là ban thờ chung (công đồng), thường chỉ có bát hương và là ban đặt lễ. Hai bên có tượng Hộ Pháp với kích cỡ rất lớn, thường ngồi trên lưng con sấu. Một vị mặc giáp, mắt mở to, mặt đỏ, tay cầm đại đao như để trừng trị những kẻ làm điều ác. Dân gian gọi đây là pho tượng “Ác hữu thái tử”, hay nôm na là ông Ác. Thực ra hình tượng này ìà để trừng ác, bảo vệ cho đạo Phật được mãi mãi tồn tại.

Pho bên kia cũng kích cỡ tương đương, mặc áo giáp uv nghiêm nhưng vẻ mặt rất hiền, sắc trắng, tay cầm hạt ngọc như ý, tay kia cầm gậy trúc. Dân gian gọi đây là Thiện hữu Thái tử, hay ông Thiện. Ý muốn răn đời nếu làm điều thiện sẽ được ngọc quý, còn nếu làm điều ác sẽ bị trừng trị.

Tượng A nan đà bồ tát (ban bên cạnh Hộ Pháp)

Pho tượng này còn được gọi là Thánh Hiền. A nan đà bồ tát làm phận sự tế độ cho chúng sinh. Một tay cầm chén nước “cam lộ” một tay cầm cành dương, hoặc như búng ngón tay, với ý nghĩa là nhúng nước từ bi cõi Phật để cứu vớt mọi người.

Ban thờ A nan đà thường có hai pho tượng nhỏ hơn đứng hai bên. Một pho vẻ nhân từ, một pho vẻ hung dữ đang múa võ. Phải chăng đây là các thần giúp bồ tát tập hợp cô hồn, cũng như giữ trật tự khi được bá thí lễ vật, hoặc tiền, vàng (hai pho nói trên là La Sát và Tiêu diện dại sĩ).

Tại ban này trong ngày rằm tháng Bảy thường có cúng cháo lá đa, cùng với cơm nắm, ngô rang… đế đức Thánh Hiền phân phát cho các vong linh không nơi nương tựa.

Tượng Đức Ông

Tượng Đức Ông thường đặt đối xứng với tượng Thánh Hiền. Dân gian còn gọi đây là Đức Chúa. Điều đặc biệt là vị này thường được các triều đại phong sắc là “Thập bát Long thần”. Truyền thuyết kể về Đức Ông như sau:

Đức Ông tên là Cấp Cô Độc, còn gọi Tu Đạt, là người nước Xá Vệ. Ong ham mộ đạo Phật, nên bỏ tiên mua vườn đất để xây dựng tịnh xá tu thiền. Lại thỉnh mời Phật Thích Ca cùng chư tăng về giáo hóa cho chúng sinh. Bởi ông là người có công xây dựng chùa, trông nom chùa nên dân gian khi lặp chùa thờ Phật đều tạc tượng ông để thờ, lại coi ông là người quản lý chùa cảnh. Nên khi vào chùa lễ Phật, mọi người đều lễ ban Đức Ông, như để báo cáo và mong Đức Ông đại xá cho những lỗi lầm.

Văn khấn Đức Ông

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt tôn giả, Thập bát Long thần Già Lam chân tổ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chú là… đồng gia quyến ngụ tại…

Kính lạy Đức Ông, gia quyến chúng con, thành tâm kính lễ, hương hoa vật phẩm, gọi chút lòng thành, mong ngài soi xét.

Trộm nghĩ:      

Chúng con sinh nơi trần tục,

Tránh sao được sự lỗi lầm.

Trước Phật đường sám hối ăn năn.

Kính mong đức Già lam chân tể.

Mơ lòng tế độ, che chở chúng con

Làm ăn thuận lợi trong năm

Tiêu trừ bệnh tật tai ương

Vui hưởng lộc tài may mắn.

Cúi mong ngài: Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu

Dãi tấm lòng thành, xin ngài phù hộ

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

(Vái 4 vái)

Trong nội tự còn có khu nhà tổ thờ Tổ Đạt Ma (Tổ Tông) là tổ truyền giáo sang Việt Nam, thờ các sư tổ của chùa. Nhiều nơi đặt tượng Địa Tạng Bồ Tát ả một gian trong nhà tổ (có nơi đặt tại bái đường chùa).

Địa tạng Bồ tát

Địa Tạng thường tạc theo thế đứng, đầu đội mũ thất phật (hay cánh mũ có hình bảy vị Phật), mặc áo cà sa, tay phải cầm gậy tích trượng, tay trái cầm ngọc minh châu. Có nơi tạc ngồi trên tòa sen, hoặc ngồi trên lưng thú (như con sấu).

Ban này thường làm lễ cầu siêu, nhờ đức Địa Tạng tiếp linh cho Hương linh của các tín chủ được nương nhờ dưới bóng Phật. Có truyền thuyết còn cho đức Địa Tạng là giáo chủ nơi u minh (cõi âm)

Văn khấn Đức Địa Tạng

Nam mô A di đà Phật

Nam mô đại từ, đại bi bản tôn Địa Tạng Vương bồ tát

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là… đồng gia quyến đẳng.

Ngụ tại…

Thành tâm cúi lạy trước Phật đài, kính dâng hương hoa phẩm vật, Cung thỉnh Bồ tát đại từ, đại bi, giáng lâm giáng phúc cho tín chủ.

Bái đảo đại đức giáo chủ u minh,

Phật phó chúc nơi cung trời Đạo lợi.

Chở che cho gia quyến chúng con,

Như mẹ hiền phù trì con đỏ.

Nhờ ánh ngọc Minh Châu trừ hạn ách,

Mây từ che chở trí tuệ hanh thông.

Tâm đạo khai hoa não phiền nhẹ bớt.

Lúc đang sống một lòng thiện niệm,

Theo gương Đại sĩ tế độ chúng sinh.

Khi vận hạn được ơn cứu độ,

Của Bồ Tát cùng chư vị Thần linh.

Lúc lâm chung vượt cõi u đồ Lại dược tái sinh, lên cõi thiện.

Cúi mong Bồ Tát tế độ cho Hương linh Gia tiên

Cõi U minh hết thảy đều siêu thoát.

Nhất tâm bày tỏ tấc lòng,

Cung trần cầu xin giám cách

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

(Vái 4 vái)

Một số chùa to, cảnh lớn còn có cả hệ thống “Bát bộ kim cương”, là những thần nhân nguyện đem thần lực hộ trì cho Phật pháp và có tứ vị Bồ Tát là Ái Bồ tát, Sách Bồ tát, Ngữ Bồ tát và Quyển Bồ tát.

Hệ thống Thập điện (các vị Diêm Vương)

Một số chùa có hệ thống Thập điện, tức là các vị Diêm Vương. Bộ tượng này thường thờ hai bên trong Tam Bảo hay Bái đường.

Các vị Diêm Vương trông coi hình ngục ở âm phủ để hành tội vong linh. Các vị Diêm Vương mà dân gian truyền tụng gồm:

1. Tần Quảng Minh Vương

2. Sở Giang Minh Vương .

3. Tông Đế Minh Vương

4. Ngũ Quan Minh Vương

5. Diêm La Minh Vương

6. Biến Thành Minh Vương

7. Thái Sơn Minh Vương

8. Bình Chính Minh Vương

9. Đô Thị Minh Vương

10. Chuyển Luân Minh Vương

Một số chùa không làm tượng mà vẽ thành 10 cửa điện, hoặc làm 10 phù điêu, diễn tả ngục hình rất ghê sợ: như ném người vào vạc dầu, cắt đầu, cưa thân, cho thú dữ cắn,., phải chăng đây là hình thức răn đời giúp nhân loại tránh những hành vi độc ác, để khi chết khỏi phải rơi vào ngục hình thảm khốc.

Lại có chùa có cá bộ tượng La Hán với giá trị nghệ thuật cổ truyền độc đáo và đặt ở hai bên hành lang chùa. Thập bát La Hán thường thấy như sau:

Tổ thứ I: Ma ha già điệp, tượng đứng, một tay chỏng gậy trúc, một tay cầm sách.

Tổ thứ II: Á nan vương, ngồi co một chân, hai tay cầm cuốn sách tì lên gối.

Tổ thứ III: Thương ma hòa tụ, ngồi tì khuỷu tay lên gốc cây, tay phải đế trên đầu gối.

Tổ thứ IV: Ưu ba cúc đa, ngồi đọc sách trên đống lá, cạnh gốc cây.

Tổ thứ V: Đề đa già, ngồi bó gối trên hòn đá, ngửa mặt lên trời.

Tổ thứ VI: Di dà già, đứng chống gậy trúc, vẻ mặt tươi cười, đang nói chuyện với tiểu đồng (bưng hồ rượu).

Tổ thứ VII: Bà tu mật, đứng chắp tay, ngửa mặt, trước một lư trầm.

Tổ thứ VIII: Phật đà nan đề, ngồi ngoáy tai bèn gốc liễu, người to béo, bụng phệ, áo hở ngực, co một chân, vẻ mặt tươi cười.

Tổ thứ IX: Phúc đà mật đa, ngồi xếp bằng cạnh lư hương, lô trầm, tay phải cầm gậy trúc, tay trái tì lên bệ.

Tổ thứ X: Hiệp tôn giả, đứng chéo chân, hai tay tì lên thân cây tùng, có một tiểu đồng đang cháp tay.

Tổ thứ XI: Phú na đa xa, ngồi co một chân, tay đặt lên đầu gối, phía trước có một người đang làm lễ.

Tổ thứ XII: Mã minh ba la, ngồi ngửa mặt nhìn con rồng, có râu quai nón.

Tổ thứ XIII: Già bì ma la, tượng đứng, có rắn quấn ngang lưng.

Tổ thứ XIV: Long thụ tôn giả, ngồi nhập định trên bông hoa sen (dưới là nước), trước mặt có rồng chầu.

Tổ thứ XV: Gia na đề bà, ngồi bên gốc tùng, tay trái giơ ngang ngực, ngửa mặt.

Tổ thứ XVI: La hầu la đa, ngồi bên con hươu quỳ, đầu bịt khăn, tay cầm gậy trúc.

Tổ thứ XVII: Tàng già nan đề, ngồi co một chân, hai tay đặt lên đầu gối, tỳ cằm lên tay, lưng khom, vẻ mặt tươi cười.

Tổ thứ XVIII: Già đa đa xá, tượng đứng, đặt gậy trúc lên vai, gánh chiếc hòm nhỏ, tay phải tý ngang gậy, tay trái cầm một vật như bánh xe.

Mười tám vị La Hán mỗi vị một vẻ, một tâm tư nhưng đều lạc quan, ngẫm sự thế trần gian. Bộ La Hán trên không giống chùa Tây Phương, số lượng La Hán cũng ít hơn chùa Tây Phương, khiến phải suy ngẫm sự đa dạng, phong phú của hệ thống tượng pháp chùa.

Ấy vậy mà các chùa Pháp Vân, Bà Đanh, chùa Quế Lâm… còn thờ Tứ Pháp vương Phật. Các chùa Keo, cổ Lễ, chùa Bi, chùa Thầy… còn thờ Tam Thánh: Từ Đạo Hạnh, Không Lộ Thiền sư, Giác Hải thiền sư. Các chùa Yên Tử, Phổ Minh, Côn Sơn thờ Trúc Lâm tam tổ. Chùa Giám thờ Tuệ Tĩnh, chùa Tượng Sơn thờ Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác, chùa Long Phú quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh thờ ông Địa (Thần Tài)…

Chưa tính sự phối thờ đan xen, mà số lượng tượng pháp ở chùa đă nhiều. Chùa ít cũng một vài chục vị. Chùa vào dạng danh lam cổ tích có tới năm, bảy chục vị. Do vậy việc dâng hương không thể lễ hết từng vị, mà người ta hoặc khấn vái vài ba nơi, hoặc khấn tại ban công đồng. Dân gian đã làm bài sớ tấu cầu được bình yên. Dưới đây là sớ văn cầu an để lễ tại ban công đồng.

Hệ tượng pháp trong Phật giáoHệ tượng pháp trong Phật giáo-1

Hệ tượng pháp trong Phật giáo-2

Đồ thờ Sơn Đồng – cơ sở Chí Trung chuyên cung cấp các loại tượng Phật Sơn Đồng đẹp. Mời quý vị tham khảo những mẫu dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button