Cách bố trí và sắp xếp bàn thờ tại gia

Bài thờ tại gia là nơi tâm linh dành riêng cho từng con người và mỗi gia đình để thể hiện lòng thành kính về cội nguồn tâm linh, tưởng nhớ công ơn tổ tiên dòng tộc của mình.

Chính vì vậy, khu vực đặt bàn thờ, hướng bàn thờ và cách trang trí bàn thờ hết sức quan trọng và phải hội tụ đủ 2 yếu tố là tọa cát và hướng cát. Khu vực đặt bàn thờ cần phải ở vị trí trung tâm, trang trọng, cao ráo và sạch sẽ trong ngôi nhà, tránh đặt bàn thờ ở nơi quá nóng bức sẽ làm cho những người sinh sống trong ngôi nhà luôn bị nóng nảy và không hòa thuận.

Cách bố trí và sắp xếp bàn thờ tại gia
Cách sắp xếp bàn thờ tại gia

Không nên đặt ban thờ tầng trên nóc bếp, trên hoặc cạnh nhà vệ sinh sẽ không có tài lộc. Đặt bàn thờ phải tỉ lệ với những người trong gia đình tránh quá cao hoặc quá thấp nếu có nhiều tầng thờ phải xếp theo thứ tự cao đến thấp, bàn thờ phải nghiêm trang không u tục trang trí không được lòe lẹt chỉ trang trí với các màu sắc như nâu, vàng kim hay màu gỗ.

Chú ý khi đặt bàn thờ tại gia

Nếu bàn thờ đặt ở vị trí không tốt sẽ ảnh hưởng tới vận may của gia đình nên cần cấm kỵ những việc sau :

+ Không được thờ Quan Âm và Quan Đế cùng một nơi hay đối diện nhau.

+ Không được đặt bàn thờ gia tiên cao hơn bàn thờ Thần, Tiên, nên đặt bên dưới.

+ Không được kê bể cá cảnh dưới tượng thần tài, tam đa, như vậy sẽ làm tổn hao tài lộc vì phạm câu “Chính Thần Hạ Thuỷ”.

+ Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

+ Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

+ Không đặt giường ngủ sau bàn thờ, nếu phòng ngủ đặt ngay sát phía sau bàn thờ thì người ngủ ở đó sẽ thường xuyên phải ngửi mùi nhang khói, nghe những lời tụng niệm, đọc kinh, gõ mõ… từ đó liên tưởng đến thần thánh, tổ tiên và những người đã qua đời.

+ Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

+ Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.

+ Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

+ Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

Bàn thờ được đặt tại gia đình con trưởng và tùy từng gia đình mà có những vật trang trí khác nhau, phía bên bàn thờ có đặt các hoành thi câu đối nhằm tỏ lòng thành kính đối với người quá cố. Trên bàn thờ có 9 ngọn nến 2 ngọn nến trước tượng trưng cho Nhật – Nguyệt, 7 ngọn hàng sau thì tượng cho thất tinh là chàm sao bắt đẩu là quê hương là cội nguồn của loài người.

+ Lư hương hay còn gọi là bàn thái cực, trục vũ trụ, khói trầm hương vươn lên từ bát hương mang ý nghĩa tinh thần được xem như gạch nối giữa trời và đất, âm dương hòa hợp mang đến nguồn hạnh phúc cho gia đình.

+ 2 cây đèn tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng “ nhật nguyệt quang minh” những nén hương tượng trưng cho những vị tinh tú

+ Bình hoa tượng trưng cho cái tâm không “ lục căn thanh tịnh” .

Ngoài ra nhiều gia đình còn đặt thêm bát hương 1 cái đỉnh trầm hình con lân ở đỉnh tượng trưng cho sự thông minh, sức mạnh để kiểm soát tâm hồn người hành lễ, hình hổ phù mang ý nghĩa no đủ, cây trúc biểu hiện cho tính cách quân tử.

+ Cành đào cắm trên bàn thờ có huyền lực ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa 1 nguồn sinh khí lớn thể hiện lời cầu chúc may mắn

+ Cây mía là để cho các cụ chống về chung vui cùng con cháu

+ Nơi trang trọng nhất của bàn thờ ở giữa phía trong đặt chân dung người được thờ cúng. Nhiều gia đình còn phân biệt: người quá cố còn trẻ hoặc mới chết thì thờ chân dung, còn đối với ông bà cha mẹ đã già thì thờ ảnh toàn thân, ngồi ghế dựa, tay để trên bàn có bình bông, bộ đồ trà… cho thêm phần trang nghiêm. Đồ cúng được bày một phần trên bàn thờ, còn phần lớn để trên bàn độc, thấp hơn đặt ngay sát phía sau bàn thờ.

Ngoài ra trong cách trang trí bàn thờ tổ tiên có sự khác nhau giữa bàn thờ người mới mất, người chết trẻ và người cô chưa chồng.

+ Với bàn thờ người mới mất thì lúc mới mất bàn thờ của họ được đặt ở giang ngang hay giang thờ được bài trí sơ sài gồm 1 bát nhan, bài vị ( ảnh thờ ), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn. Trong vòng 100 ngày sau khi mất người ta vẫn thắp hương và cơm canh trước khi ăn cơm để mời người mới mất hưởng thụ vì lúc này hồn vía người mới mất vẫn còn lưu luyến chưa muốn rời một phần vì người còn sống muốn làm dịu đi nỗi buồn khi mất người thân. Sau 49 ngày thì bát nhan được rước lên bàn thờ.

+ Với bàn thờ người chết trẻ và cô chưa chồng theo quan niệm nhân gian cho rằng với những người chết giờ thiêng thì người thân trong gia đình thường được báo mộng thông qua người đã khuất. Trên thực tế thì người cô chưa chồng và chết trẻ sau 3 năm vẫn được rước lên bàn thờ nhưng do chết trẻ họ không dám về hưởng lể với các cụ bề trên trên cùng bàn thờ cũng giống như trẻ con không được người lớn trong một bàn ăn cho nên bàn thờ của họ thường được đặt dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. Trên bàn thờ được đặt rất đơn giản chỉ có một cái bệ để đắt bài vị trước bài vị đặt bình hương nhỏ và cái đài để đặt ly rượu, trầu cau, tách nước khi cúng và một cây đèn nhỏ. Nhiều nhà có nhiều người chết trẻ và cô chưa chồng có khi đặt cùng nồi hương cũng có khi mỗi người chết là một nồi hương.

Trên đây là những gì cần chú ý khi lập bàn thờ tại gia. Nếu có thắc mắc gì cần hỏi các bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0961 686 978.

Tham khảo thêm các mẫu bàn thờ đẹp của chúng tôi dưới đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button