Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên

Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên là cuốn sách viết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa Việt Nam từ xưa tới nay.

Một số dân tộc ở cháu Á xưa kia đã thần thánh hóa cái tinh thần trừu tượng thành khái niệm “linh hồn”, từ đây linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Họ cho rằng chết tức là cơ thể chuyển từ cõi cõi Dương sang cõi Âm, cõi Âm là “thế giới bên kia”, ở các vùng nông nghiệp sông nước thì “thế giới bên kia” bị ngăn cách với cõi trần bởi 9 (đây là con số ước lệ chỉ số nhiều) suối. Bởi vậy chết là về với Tổ tiên nơi chín suối, Tổ tiên sau khi mất, thân thể dù không hiện hữu nhưng thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu nơi trần gian. Đó là niềm tin đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và trở thành văn hóa tâm linh, thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đây chính là một đặc thù của văn hoá vùng Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong những ngày giỗ (ngày mất của người thân trong gia đình), ngày rằm, mồng một, lễ, tết, hội hè, người Việt thường sắp lễ (gồm có hương hoa, trà rượu, đồ ăn, đồ mặc, tiền vàng…) đặt lên hương án để mời tổ tiên, thần linh về thụ lộc, chứng giám cho tấm lòng thành của người đang sống. Hoạt động này không hề đồng nhất với mê tín dị đoan mà là một giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc ta. Đó là tinh hoa được chắt lọc qua suốt chiếu dài lịch sử, biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc, thể hiện tấm lòng nhân hậu biết ơn cùa người Việt. Vì thế mà trong đời sống tinh thần của nhân dân ta: quá khứ, hiện tại và tương lai không thể tách rời mà trở thành một khối thống nhất. Quá khứ vẫn tồn tại trong hiện tại và tương lai vẫn là ngọn nguồn cùa sức sống cộng đồng, hình thành nên lối sống trọng tình, trọng nghĩa cho con người Việt Nam.

Ebook Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên – Nhà xuất bản thời đại – Minh Đường:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button