Nguồn gốc của nghi lễ thờ cúng tổ tiên

Lễ nghi thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt là một phong tục truyền thống truyền từ đời này sang đời khác có vị trí quan trọng đối với mỗi con người trong đó phong tục mà con người đã chấp nhận và làm theo.

Thờ cúng là một cách biểu thị lòng biết ơn tổ tiên cũng như là lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, đây là một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa người Việt mà chúng cần phải duy trì. Tục thờ cúng tổ tiên xuất phát từ lòng tưởng nhớ công ơn ông bà tổ tiên những người đã sinh thành, dưỡng dục, mọi người thể hiện lòng biết ơn của những người còn sống, thế hệ sau với người đã khuất với niềm tin là tổ tiên mình tuy đã khuất đi vào cỏi vĩnh hằng nhưng vẫn dõi theo mỗi chúng ta, quan tâm, giúp đỡ con cháu vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống và qua đó con cháu cũng thổ lộ những vui buồn với tổ tiên nên nó có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Nguồn gốc của nghi lễ thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên ông bà trở thành nghi lễ quan trọng

Nguồn gốc của nghi lễ thờ cúng tổ tiên

Người ta cho rằng “ vạn vật hữu linh” mọi vật đều có linh hồn và bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh mình . Chính vì thế nên Tổ tiên trong xã hội có nguồn gốc là Tổ tiên tô tem giáo của thị tộc bộ lạc là những vật trong tự nhiên, có quan hệ với con người cùng lúc đó con người bắt đầu khám phá về bản thân mình và xuất hiện quan hệ hữu hình và vô hình cái sống và cái chết được quan niệm là “ vận vật hữu linh” con người luôn có 2 phần hồn và vía. Vấn đề dần được xác lập khi xã hội dần chuyển sang giai đoạn phụ hệ thể hiện sự phân công lao động rõ rệt người đàn ông giữ vai trò chủ đạo đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên. Điều đó cho thấy hình thức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong tục thờ cúng một phần khác do nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp của làng quê làm hình thành tín ngưỡng đa thần giáo.

Ngoài ra như chúng ta đã biết thì sự thành lập làng đó là do nhiều gia đình tụ cư lại với nhau có thể cùng một họ hoặc nhiều họ để tạo nên làng .Ở nơi đây thì con người không mang tính cá nhân mà là dưới danh nghĩa gia đình dòng họ. Nền kinh tế tiểu nông nghiệp là cơ sở để hình thành việc thờ cúng mỗi dòng tộc đều có thủy tổ của mình. Như vậy phong tục thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trong điều kiện lịch sử nhất định đó là hình thức liên minh cộng đồng nguyên thủy theo chế độ thị tộc cho đến hình thức cộng đồng nguyên thủy theo chế độ phụ tộc đó là con đường lịch sử lâu dài. Ở cộng đồng phụ tộc thì đã hình thành sợi dây huyết thống các gia đình gắn kết với nhau thành dòng họ và chung một vị thủy tổ.

Trong quá trình lịch sử thì tổ tiên trong người Việt cũng có nhiều biến đổi không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình , dòng họ mà còn mở rộng ra phạm vi cộng đồng xã hội đó là những anh hùng có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống họ là những tổ sư tổ nghề , thành hoàng làng , anh hùng dân tộc ..

Ngoài ra các nước trên thế giới cũng có tục thờ cúng tổ tiên song mỗi nơi mang mỗi nét đặc trưng khác nhau, với những nước theo phong cách phương Tây mà nổi bật là Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thì việc thờ cúng tổ tiên là sợi dây thiêng kết nối ba chuỗi thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai của từng gia đình, trong đó giá trị đạo đức từ quá khứ sẽ là tiêu chí cho cuộc sống hiện đại và là nguồn sống của tương lai là một phần máu thịt vẫn ngày đêm rong ruổi trong huyết quản để nuôi sống cả cơ thể đạo đức gia đình, họ coi trọng ngày mất và ngày giỗ của tổ tiên. Họ quan niệm chữ hiếu đối với thế hệ đi trước, qua các nghi lễ thể hiện mong muốn ông bà tổ tiên có một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia, bên cạnh họ cũng mong muốn được vong linh tổ tiên che chở, “chỉ đạo” trước những khúc mắc của cuộc sống phàm trần và là sự giáo dục dành cho người còn sống bên cạnh đó nó còn là sợi dây gắn kết giữa gia đình và dòng tộc.

Còn với những người phương Tây tương đối nhẹ nhàng, chủ yếu là lưu lại kỷ niệm của người đã khuất, thể hiện lời tạ ơn đối với những người đi trước và luôn hướng về tương lai tuy nhiên cũng không thể nói là họ không thờ cúng tổ tiên mà sự thờ cúng tổ tiên đó luôn hòa nhập với sự thờ cúng các tin ngưỡng khác họ thể hiện sự tưởng nhớ người đã khuất trong các dịp lễ hội thông qua cầu nguyện. Đối với họ, ngày hôm nay khác ngày hôm qua, và ngày mai cũng phải khác ngày hôm nay. Chuỗi đời luôn là sự phát triển bất tận, trong đó vai trò cá nhân ở từng thời điểm rất được coi trọng ngoài ra người phương Tây không còn giữ hình thực cúng giỗ, và nếu có cũng chỉ mang tính hình thức tự phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button